Kinh nghiệm khi lái xe ở đoạn đường tắc cứng: nên để số N rồi kéo phanh tay hay về hẳn chế độ P?
Khi tham gia giao thông những đoạn đường tắc cứng phải đứng "chôn chân" mất một lúc nên về hẳn chế độ P hay sẽ về N rồi kéo phanh tay trường hợp nào đúng hơn?
Theo một nghiên cứu, khoảng 90% thời gian với một chiếc ô tô là ở trạng thái đỗ. Con số này nghe có vẻ không hợp lý nhưng thực tế, nếu bạn lái xe 2 giờ mỗi ngày thì nó cũng chỉ chiếm hơn 8% trong số 24 giờ một ngày.
Rõ ràng, việc đỗ sao cho đúng sẽ tốt cho chiếc xe của bạn. Đa số người lái xe số tự động sẽ rơi vào một trong hai nhóm sau đây khi thao tác đỗ xe. Thứ nhất là về P rồi kéo phanh tay (tên gọi chính xác phải là phanh đỗ vì một số xe cấu tạo bằng cách đạp chân). Thứ hai là ngược lại, kéo phanh tay rồi chuyển sang P.
Thực tế, nếu đỗ trên bề mặt phẳng thì cả hai cách trên không tạo ra khác biệt lớn. Song khi đỗ ở bề mặt dốc, người lái có thể nghe thấy tiếng kêu "cạch" khi đưa cần số khỏi vị trí P. Âm thanh này phát ra từ bánh răng cóc (tên gọi khác: chốt đỗ - parking pawl) di chuyển khỏi đầu trục của bộ truyền động.
Bên trong hộp số xảy ra chuyện gì khi về P?
Khi người lái chuyển cần số sang vị trí P, bánh răng cóc sẽ tham gia "bám" vào trục ra của hộp số. Chốt nhỏ này sẽ khớp với phần ngàm trên trục, giữ cho nó không thể quay, từ đó khiến xe không lăn bánh. Tiếng "cạch" phát ra chính là lúc bánh răng cóc ăn khớp và cũng tạo ra khi chuyển cần số khỏi vị trí P.
Thiết kế của bánh răng cóc khá mảnh và nó hoàn toàn có thể bị gãy, đặc biệt khi trục của hộp số đang quay hay phải chịu một lực tác động mạnh. Mảnh vỡ tạo ra có thể làm kẹt một số bộ phận quan trọng trong hệ thống truyền động.
Đỗ xe đúng: Về P, kéo phanh tay hay ngược lại?
Trang Thebrakereport đưa ra lời khuyên khi đỗ xe và khuyến cáo tài xế tuân thủ, đặc biệt khi đỗ ở nơi dốc.
- Đầu tiên cần cho xe dừng hẳn. Nhấn phanh chân. Chuyển cần số sang vị trí N. Lúc này tất cả việc hãm xe đều dồn lực vào chân phanh.
- Tiếp theo, kéo phanh tay, sau đó nhả phanh chân. Khi đó, toàn bộ lực để giữ chiếc xe đứng yên là nhờ phanh tay.
- Cuối cùng, nhấn phanh chân (để tránh xe bị trôi). Chuyển cần số sang vị trí P. Nhấc phanh chân và tắt máy.
Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia tại Việt Nam, các thao tác có thể rút lại theo bước: đạp phanh chân -> về N -> kéo phanh tay -> về P -> tắt máy. Hoặc đơn giản hơn nữa là: đạp phanh chân -> kéo phanh tay -> về P -> tắt máy.
Nhìn chung, mấu chốt nằm ở việc để cho phanh tay đảm nhiệm chính việc giữ xe đứng yên thay vì lực đè lên bánh răng cóc của số P. Do đó, thao tác đúng sẽ là kéo phanh tay rồi mới về P.
(Nguồn: vietnamnet.vn)
xe mới về
-
Kia Carnival Signature 2.2D
1.310 tỷ
-
Honda CRV e:HEV RS
1.289 tỷ
-
Hyundai SantaFe Cao cấp 2.2L HTRAC
1.215 tỷ
-
Hyundai SantaFe Cao cấp 2.2L HTRAC
1.199 tỷ
-
Hyundai SantaFe Cao cấp 2.2L HTRAC
1.250 tỷ
-
Hyundai SantaFe Premium 2.2L HTRAC
929 triệu
tin khác
- Giá xe Kia Seltos tháng 03/2024 và Đánh giá xe chi tiết
- ‘Vua bán tải’ Jeep Gladiator 2024 ra mắt, giá bán từ 980 triệu đồng
- Một số mẫu xe đáng chú ý chuẩn bị ra mắt hâm nóng thị trường đầu năm 2024
- Nhiều mẫu ô tô giảm giá cả trăm triệu đồng ngay đầu năm mới
- Những dấu hiệu cho thấy bánh xe của bạn cần được căn chỉnh
- Mazda CX-70 ra mắt phiên bản 5 chỗ của CX-90, giá dự kiến dưới 900 triệu
- Đánh giá Omoda C5 sắp ra mắt, liệu có cơ hội cạnh tranh phân khúc SUV hạng B
- Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc 'phả hơi nóng vào gáy' Tesla với các công nghệ mới
- Một số yếu tố làm giảm hiệu quả hệ thống phanh xe ô tô các tài xế cần biết
- 'Tân binh' C-SUV Lynk & Co 01 chốt giá 999 triệu đồng